Đây là công nghệ phân tán ánh sáng truyền qua kính bằng cách khắc, tạo các vết lõm trên bề mặt thành các hình dạng không đều. Làm cho bề mặt tấm kính có chức năng giảm độ phản chiếu, tăng chất lượng hiển thị hình ảnh do giảm độ mờ, tạo nên cảm giác sang trọng cho tấm lót chuột kính.
1. Kiểm soát các vết lõm
KOGLA sử dụng công nghệ quang khắc để tạo ra các vết lõm trên bề mặt kính. Không giống như phương pháp khắc tạo vân bề mặt thông thường, phương pháp này giúp kiểm soát kích thước và hình dạng của từng vết lõm. Bằng cách kiểm soát kích thước của vết lõm, lót chuột kính KOGLA Version 2.0 có thể ngăn được hiện tượng chói và giảm độ mờ đục của kính, giúp cải thiện khả năng hiển thị hình ảnh in bên dưới tấm lót chuột.
+ Giảm tối đa kích thước vết lõm
Nếu như kích thước vết lõm trên bề mặt tấm kính bằng với kích thước điểm ảnh hoặc lớn hơn 15µm, lượng ánh sáng phản xạ lại sẽ tăng và bắt đầu xuất hiện hiện lượng phản chiếu. KOGLA Version 2.0 có thể ngăn chặn hiện tượng chói bằng cách giảm kích thước vết lõm đến mức tối đa
+ Tăng độ lõm tối thiểu
Nếu độ sâu của vết lõm trên bề mặt kính có kích thước nhỏ hơn 5µm sẽ xảy ra hiện tượng mờ đục do hiệu ứng tán xạ ánh sáng, làm giảm độ trong suốt của kính. KOGLA Version 2.0 có thể ngăn chặn hiện tượng vẩn đục màu trắng này bằng cách kiểm soát và tăng độ sâu của vết lõm lớn hơn 5µm
2. Chống bám vân tay
Bằng cách kiểm soát kích thước, hình dạng và độ sâu các vết lõm trên bề mặt tấm kính, điều này góp phần làm tăng hiệu ứng chống bám vân tay, khả năng kháng ẩm và chống trầy xước của lót chuột kính.
Qua các thử nghiệm đánh giá khả năng chống mài mòn trong cùng điều kiện của lót chuột kính KOGLA Version 2.0 tốt hơn gấp 2 lần so với lót chuột kính KOGLA Version 1.0. Bên cạnh đó khả năng chống bám vân tay với cùng góc tiếp xúc của lót chuột kính KOGLA Version 2.0 dài hơn gấp 3 lần so với lót chuột kính KOGLA Version 1.0